• Những lưu ý hàng đầu khi thiết kế nội thất phòng ngủ trẻ em

    Không chỉ dùng để nghỉ ngơi, thư giãn, phòng ngủ của bé còn là không gian lý tưởng giúp hình thành và phát triển tư duy của trẻ. Một phòng ngủ được bố trí khoa học, lựa chọn màu sắc hợp lý, phù hợp với cá tính của trẻ cũng giúp bé cảm thấy yêu phòng của mình hơn. Sau đây là một số lưu ý hàng đầu khi thiết kế nội thất phòng ngủ trẻ em mà bạn nên tham khảo để có thể xây dựng phòng ngủ cho bé cưng một cách hoàn hảo nhất.

    1. Dùng nội thất chìm cho phòng ngủ của trẻ

    Sử dụng nội thất chìm vào tường vừa có thể tiết kiệm diện tích, giúp không gian phòng bé rộng rãi và thoái mái hơn, vừa tránh được những cạnh sắc của tủ. Đảm bảo an toàn khi bé vui chơi, chạy nhảy. 

    Dùng nội thất chìm sẽ giúp tạo không gian thoáng mát vừa đảm bảo an toàn cho trẻ.

    Dùng nội thất chìm sẽ giúp tạo không gian thoáng mát vừa đảm bảo an toàn cho trẻ.

    2. Chọn đồ nội thất có thể xếp gọn và di chuyển được

    Trẻ em có tính hiếu động nên thường sẽ hay chạy nhảy khắp phòng ngủ. Vì vậy, trong phòng của con, bạn nên lựa chọn những đồ nội thất có thể xếp gọn hoặc di chuyển được. Khi nào bé cần sử dụng có thể mở ra dễ dàng, xong việc thì gấp gọn lại để dành không gian chơi đùa. 

    Nên chọn đồ nội thất có thể xếp gọn và di chuyển được.

    Nên chọn đồ nội thất có thể xếp gọn và di chuyển được.

    3. Thiết kế nội thất phòng ngủ trẻ em đảm bảo có ánh sáng tự nhiên và bố trí cửa sổ hợp lý 

    Thị giác của trẻ nhỏ đang trong giai đoạn hoàn thiện, do đó bạn hãy lưu ý thiết kế phòng ngủ làm sao có thể tận dụng được ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng này cũng sẽ giúp phòng của bé thoáng, hạn chế cảm giác tối tăm và bí bách. 

    Đối với đèn phòng ngủ, nên chọn loại đèn có công suất vừa đủ không quá chói mắt với màu trắng hoặc vàng dịu nhẹ. Tránh dùng đèn nhấp nháy vì sẽ không tốt cho mắt của trẻ. 

    Để có thể lấy được ánh sáng tự nhiên từ ngoài vào, cách đặt vị trí cửa sổ cũng rất quan trọng. Cửa sổ chuẩn nhất cho phòng ngủ của bé nên nằm ở khoảng cách 1m – 1m2 từ nền nhà. Không chỉ với phòng của trẻ mà đây cũng là độ cao tiêu chuẩn cho phòng ngủ của người lớn. Vừa đảm bảo an toàn, vừa giữ được sự riêng tư. Nếu nhà bạn ở vị trí cao thì nên dùng thêm song sắt bảo vệ. 

    Sau khi chọn được vị trí cửa sổ phù hợp, bạn cũng cần lưu ý đến kích thước của cửa. Cửa cần đủ rộng để trẻ có thể thoải mái hít thở bầu không khí trong lành vào mỗi buổi sáng. Sử dụng thêm rèm cửa với tông màu tươi sáng để che nắng. 

    Thiết kế nội thất phòng ngủ trẻ em đảm bảo có ánh sáng tự nhiên vào phòng trẻ.

    Thiết kế nội thất phòng ngủ trẻ em đảm bảo có ánh sáng tự nhiên vào phòng trẻ. 

    4. Lưu ý khi thiết kế nội thất phòng ngủ trẻ em - Dùng giường ngủ hoặc nôi phù hợp với bé 

    Rất nhiều ba mẹ thường chọn những mẫu giường đầy màu sắc, có vẽ hình động vật ngộ nghĩnh cho bé vì nghĩ chúng sẽ phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Thế nhưng, theo các nghiên cứu khoa học, những loại sơn được dùng trong các đồ nội thất không phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ, có thể khiến bé bị dị ứng. 

    Bạn chỉ cần chọn loại giường đơn giản, màu sắc nhẹ nhàng cùng với chiếc nệm thật êm là đã có thể giúp trẻ ngủ ngon một giấc tới sáng mà không phải lo lắng gì.

    Về chiều cao của giường, lý tưởng nhất là từ 40-50cm. Tránh chọn giường có gầm thấp vì rất khó vệ sinh, dễ sinh nhiều vi khuẩn. 

    Lưu ý chọn nôi hoặc giường ngủ phù hợp với trẻ.     

    Lưu ý chọn nôi hoặc giường ngủ phù hợp với trẻ.   

    5. Lưu ý khi thiết kế nội thất phòng ngủ trẻ em - Bố trí ổ cắm điện và các đồ nội thất khác phù hợp

    Đây cũng là một trong những lưu ý mà bạn không thể bỏ qua khi thiết kế nội thất phòng ngủ trẻ em. Để giữ an toàn cho trẻ, cần thiết kế ổ cắm điện ở những nơi cách xa tầm với của trẻ, hoặc đặt ẩn sau đồ nội thất, nơi mà trẻ không nhìn thấy. 

    Những đồ nội thất khác như kệ sách, kệ đựng đồ trang trí cũng nên đặt ở những góc phù hợp. Hạn chế để gần nơi nằm của trẻ đề phòng trường hợp kệ đổ lên giường gây nguy hiểm cho trẻ. 

    Bố trí ổ cắm điện và các đồ nội thất khác phù hợp.

    Bố trí ổ cắm điện và các đồ nội thất khác phù hợp.

    6. Tạo khu vực lưu trữ đồ và nên có đồng hồ treo tường

    Để giúp trẻ có lối sống ngăn nắp sau này, cha mẹ nên hình thành thói quen sắp xếp đồ đạc một cách gọn gàng và khoa học ngay từ bé. Hãy phân chia từng vị trí để đồ với những chức năng khác nhau như khu để đồ chơi, khu để sách, khu vực để tủ quần áo và hướng dẫn trẻ để đồ đạc đúng nơi quy định.

    Bên cạnh đó, sử dụng đồng hồ treo tường với con số to rõ ràng, màu sắc sinh động cũng là cách nhắc nhở giúp trẻ có ý thức về thời gian. Từ từ trẻ sẽ biết nên sử dụng thời gian như thế nào là hợp lý nhất. 

    Tạo khu vực lưu trữ đồ đạc để tạo thói quen ngăn nắp cho trẻ.

    Tạo khu vực lưu trữ đồ đạc để tạo thói quen ngăn nắp cho trẻ. 

    Trên đây là những lưu ý khi thiết kế nội thất phòng ngủ trẻ em mà ba mẹ cần ghi nhớ để tạo ra không gian nghỉ ngơi - vui chơi - học tập tốt nhất cho con. 

    >>> Xem thêm: Báo giá thiết kế nội thất trọn gói giá tốt nhất 2020

     

    Ngày đăng: 30-10-2020 290 lượt xem